
Cloud kitchen là gì? Tìm hiểu mô hình kinh doanh Bếp trung tâm

Cloud kitchen là mô hình kinh doanh đang là tâm điểm của mọi cuộc bàn luận vì được xem là tiềm năng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Hãy cùng chúng tôi khám phá xem mô hình cloud kitchen là gì và có gì đặc biệt mà lại gây sốt trong ngành công nghiệp thực phẩm như vậy.
Cloud kitchen là gì?
Có nhiều tên gọi cho mô hình Cloud kitchen này từ Air Kitchen/ Ghost Kitchen/ Online Restaurant,… nhưng đều quy về một khái niệm đó là mô hình nhà hàng không sở hữu địa điểm ăn uống hay trang thiết bị cho take away và chỉ phục vụ hoàn toàn nhờ vào sự hợp tác với bên thứ ba hoặc các nền tảng đặt hàng online kết hợp giao hàng.
Một ví dụ điển hình cho mô hình Cloud Kitchen Vietnam là Grab Kitchen với phương thức bếp tập trung giúp khách hàng đặt được nhiều món ăn khác nhau trong cùng một đơn hàng.
>>> Xem thêm: Tích hợp thanh toán trực tuyến vào website
Cách thức vận hành Cloud Kitchen
Đặt hàng trong hệ thống Bếp trung tâm
Hệ thống Bếp trung tâm sử dụng hệ thống thanh toán Cloud POS là công nghệ bắt buộc để tiếp nhận các đơn hàng được đặt từ nhiều nhà hàng, trên nhiều kênh, các nhà hàng cần một hệ thống POS không chỉ làm tốt được việc quản lý đơn hàng mà còn báo cáo phân tích các số liệu từ tập dữ liệu khổng lồ này.
Xử lý đơn hàng trong hệ thống Cloud kitchen
Tương tự với hình thức nhà hàng truyền thống, đơn hàng đặt trong hệ thống Bếp trung tâm cũng được gom lại để xử lý. Điểm khác biệt ở chỗ mỗi đơn hàng này có thể thuộc về các thương hiệu khác nhau, chất lượng của chúng đều cần được đảm bảo duy trì ổn định.
Hệ thống nhân sự
Mô hình Bếp trung tâm không yêu cầu quá khắt khe về hệ thống nhân sự, không yêu cầu nhân sự phục vụ nhưng cần đội ngũ nhân viên nhà bếp, chế biến có tay nghề cao. Chất lượng đồ ăn cũng chính là dấu ấn điểm chạm duy nhất trong việc xây dựng hình ảnh nhà hàng trong mắt thực khách, do đó hệ thống nhân sự cho công việc này cần tuyển chọn khắt khe nhất.
Quản lý nguồn cung nguyên liệu, thực phẩm
Một lợi thế của hệ thống Bếp trung tâm là có thể linh hoạt sử dụng một hay nhiều nhà cung cấp khác nhau cho các thương hiệu của mình. Tuy nhiên trên thực tế, Cloud Kitchen lại yêu cầu nhiều hơn so với mô hình thông thường. Tuy nhiên việc giảm thiểu được rất nhiều chi phí vận hành vẫn khiến mô hình này hấp dẫn với các nhà kinh doanh.
Quản lý hàng tồn kho
Một trong những hoạt động quản trị phức tạp nhất của hệ thống Bếp Trung tâm chính là quy trình quản lý hàng tồn kho. Trên thực tế thì điều này cũng không quá phức tạp nhà quản lý xây dựng một quy trình khoa học. Nhiều điểm bán hàng có thể giải quyết bài toán này một cách đơn giản và tiết kiệm thời gian so với phương pháp thủ công.
Nên làm Marketing cho mô hình Cloud Kitchen như thế nào?
Tăng tính nhận diện trực tuyến
Khác với mô hình nhà hàng truyền thống, chủ nhà hàng khi làm Marketing cho mô hình Cloud Kitchen cần đầu tư mạnh cho chiến lược thương hiệu. Để tăng tính nhận diện trực tuyến thì thương hiệu online phải xuất hiện trên nền tảng thực khách hay sử dụng. Thông qua mạng xã hội, các nhà hàng cần liên tục cập nhật và tương tác với khách càng nhiều càng tốt để kéo họ về phía mình.
Kết hợp với bên thứ ba
Việc xuất hiện trên các nền tảng ứng dụng như Grab Food, Foody… là cách thức hữu hiệu để các nhà hàng tăng doanh số và giảm chi phí vận chuyển. Phần đông người dùng của những nền tảng này quan tâm đến hình ảnh món ăn cũng như chất lượng như thế nào nên sẽ hứng thú thử nghiệm các nhà hàng mới. Khi đó, đây sẽ kênh hiệu quả giúp Cloud Kitchen có thêm nhiều khách hàng mới.
Hợp tác với thương hiệu được ưa chuộng
Muốn thu hút khách hàng và tăng tính nhận diện, việc cân nhắc hợp tác với thương hiệu được ưa chuộng (không phải là đối thủ trực tiếp) cũng là cách làm hay. Ví dụ nếu bán món tráng miệng, bạn có thể hợp tác với bên kinh doanh cơm trưa văn phòng - đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt: mua 3 phần cơm - tặng 1 phần tráng miệng.
Gửi tin nhắn SMS và email
Thực tế thì việc thường xuyên gửi tin nhắn về các chương trình ưu đãi đến khách hàng là cách giúp nhà hàng in dấu ấn vào tâm trí khách. Bên cạnh đó, nhà hàng cũng có thể gửi tin nhắn hoặc email đến cho thực khách thông báo về món ăn mới để họ hứng thú gọi món. Khi muốn ăn món gì đó lạ lạ - họ sẽ nhớ ngay đến nhà hàng này vừa giới thiệu có món mới và liên hệ đặt hàng ăn thử.
Phát tờ rơi
Dù là mô hình nhà hàng online nhưng không có nghĩa là sẽ bỏ qua phương thức Marketing truyền thống. Với nhóm khách hàng trung niên, họ vẫn có xu hướng tiếp cận thông tin thông qua tờ rơi nhận được. Họ có thói quen giữ lại những tờ rơi đó và sẽ gọi điện thoại đến nhà hàng đặt hàng khi cần.
Cloud kitchen dường như đang trở thành một trong những bước tiến vượt bậc ngành công nghiệp nhà hàng hiện nay. Thông qua bài viết, chúng tôi mong rằng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về Cloud kitchen là gì và mô hình kinh doanh mới này.
Tổng hợp bnn.vn
Đóng góp ý kiến