24 Nov 2022

442

Hệ thống phân giải tên miền là gì? Cách hoạt động như thế nào?

Post by Admin
Hệ thống phân giải tên miền là gì? Cách hoạt động như thế nào?

Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về website hoặc tập tành thiết kế một website cho riêng mình thì khái niệm về hệ thống phân giải tên miền vẫn còn rất mới mẻ. Bài viết sau đây tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hệ thống phân giải tên miền là gì và cách thức hoạt động của DNS.

Hệ thống phân giải tên miền là gì?

Hệ thống phân giải tên miền có tên tiếng Anh Domain Name System, được viết tắt là DNS. DNS giúp chuyển các dữ liệu tên miền thành các địa chỉ IP. Hệ thống này có cách hoạt động như một danh bạ điện thoại trên không gian mạng. Hệ thống phân giải tên miền giúp người dùng và máy tính có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng.

DNS có chức năng gì?

Khi hoạt động trên không gian mạng, mỗi một chiếc máy tính sẽ có một địa chỉ IP riêng. Địa chỉ này không trùng lặp với máy tính khác. Và tương tự như thế mỗi website cũng sẽ có địa chỉ IP riêng biệt.

Đây là các dãy số dài và khó nhớ hơn cả số điện thoại di động. Vậy làm sao để người dùng có thể nhớ được địa chỉ IP này khi truy cập vào một website?

Lúc này cần có một hệ thống phân giải tên miền để giúp cho người dùng có thể truy cập vào website một cách dễ dàng. Thay vì phải truy cập bằng địa chỉ IP, người dùng chỉ cần nhập tên miền của website. DNS đóng vai trò chuyển đổi tên miền đó thành địa chỉ IP chính xác để đưa người dùng đến website.

>>> Xem thêm: DNS chặn quảng cáo tốt nhất

Các loại DNS Server

  • Root Name Servers: Đây là Server căn bản nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Root Name Server chính là một thư viện để định hướng tìm kiếm, bất cứ tài liệu gì đều có ở đây.
  • DNS Recursor đóng vai trò như một nhân viên cần mẫn, nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin về cho trình duyệt để tìm đúng thông tin mà chúng cần. Nói cách khác, DNS Recursor giúp giữ liên lạc với các Server khác để phản hồi đến trình duyệt người dùng. Tất nhiên trong quá trình lấy thông tin, đôi khi nó cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server.
  • TLD Nameserver: Khi bạn muốn truy cập Google hay Facebook, thường, nếu để ý bạn sẽ thấy phần mở rộng là “.com”. Nó chính là một trong các Top-level Domain. Và Server cho loại Top-level domain này gọi là TLD Nameserver. Đây là nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.
  • Authoritative Nameserver: Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver, việc phân giải tên miền lúc này sẽ diễn ra. Mặt khác, Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Nó cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết chứa trong danh mục những bản ghi của nó.

Các loại bản ghi DNS thường sử dụng

  • CNAME Record: Là một bản ghi tên quy chuẩn (Canonical Name Record). Đây là một dạng bản ghi tài nguyên trong hệ thống tên miền.
  • A Record: Dùng để trỏ tên miền website tới một địa chỉ IP cụ thể. Đây được xem là bản ghi DNS đơn giản nhất.
  • MX Record: Bản ghi này bạn có thể sử dụng để trỏ tên miền đến mail server. MX Record chỉ định server nào quản lý các dịch vụ Email của tên miền đó.
  • AAAA Record: Dùng để trỏ tên miền đến địa chỉ IPv6 và cho phép thêm host mới, TTL và IPv6.
  • TXT Record: Ngoài ra, có thể thêm giá trị TXT, Host mới, TTL và Point To để chứa các thông tin định dạng văn bản domain.
  • SRV Record: Đây là bản ghi DNS đặc biệt, dùng để xác định chính xác dịch vụ nào đang chạy Port nào. Và thông qua bản ghi này bạn có thể thêm Priority, Port, Weight, TTL, Point to.
  • NS Record: Bản ghi này có thể chỉ định Name Server cho từng tên miền phụ và bên cạnh đó có thể tạo tên Name Server, TTL hay host mới.

Hệ thống phân giải tên miền hoạt động như thế nào?

Giao thức DNS sẽ hoạt động theo từng bước từng bước một. Những bước hoạt động này sẽ chạy theo cấu trúc riêng của nó. Bước đầu tiên trong chuỗi chương trình là bước truy vấn được gọi là “DNS query”.

Để giúp bạn đọc dễ hiểu hơn, chúng ta hãy lấy một ví dụ quen thuộc về website www.google.com. Bước đầu tiên, server domain names (DNS server) sẽ tìm thông tin phân giải trong file hosts – tệp thông tin chủ của hệ điều hành. Bước này hệ thống sẽ chuyển hostname thành địa chỉ IP. Nếu không tìm được thông tin, chương trình sẽ tìm trong cache (được gọi là bộ nhớ tạm). Đây là nơi lưu trữ thông tin và bộ nhớ tạm của ISP. Nếu máy chủ không tìm được thông tin bạn sẽ thấy hiện thông báo lỗi không tìm thấy trang chủ.

Có thể nói, DNS giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản trị mạng Internet và cả website. Với những thông tin về hệ thống phân giải tên miền là gì trong bài, tin rằng bạn đã hiểu được vị trí, tầm quan trọng cũng như cách thức hoạt động của DNS.

Tổng hợp bnn.vn

Đóng góp ý kiến

Danh mục
0971.933.973